Cột Áp Quạt Là Gì? Cách Tính Toán Cột Áp Cho Quạt Chi Tiết Nhất
/ TIN CÔNG NGHỆ / Cột Áp Quạt Là Gì? Cách Tính Toán Cột Áp Cho Quạt Chi Tiết Nhất
Cột Áp Quạt Là Gì? Cách Tính Toán Cột Áp Cho Quạt Chi Tiết Nhất
18/08/2023
Quạt công nghiệp là các thiết bị được ứng dụng, lắp đặt phổ biến tại những nhà xưởng, nhà máy, tòa nhà cao tầng, hầm lò, trang trại chăn nuôi,.. nhằm mục đích thông gió, cấp khí tươi, hút khí thải, bụi bẩn, hút mùi, hút khói PCCC,… Đặc biệt, để có thể lựa chọn được quạt tối ưu và phù hợp nhất thì bên cạnh lưu lượng, công suất, tốc độ,.. người mua cũng cần quan tâm đến yếu tố cột áp. Vậy cột áp quạt là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cột áp quạt là gì?
Cột áp quạt được hiểu là lực cản mà quạt phải thổi để không khí có thể truyền đến nơi mong muốn. Cũng có thể nói, cột áp tĩnh là đại lượng cho biết về áp lực tác động (áp lực tổn thất) lên đường ống gió với đơn vị đo là Pa. Từ đó, giúp người sử dụng quạt có thể lựa chọn được loại ống cũng như độ dày đường ống gió phù hợp nhất với số lượng quạt đang chạy.
Cột áp quạt là gì?
Bên cạnh lưu lượng thì cột áp chính là thông số quan trọng để xác định được khả năng hoạt động của quạt. Tùy thuộc vào từng khu vực có diện tích rộng hay hẹp mà ta lựa chọn cột áp quạt tương ứng. Theo đó, nếu cột áp càng lớn thì quạt càng có khả năng thổi không khí đi xa và ngược lại.
Giá trị cột áp của quạt thường dao động trong khoảng từ 50 – 1000Pa. Đồng thời, các sản phẩm quạt ly tâm thường có cột áp cao hơn so với quạt hướng trục hay quạt gắn tường, gắn trần,..
Cách tính toán cột áp cho quạt
Khi đã hiểu được cột áp quạt là gì? Thì chúng ta có thể tính toán được cột áp của quạt theo công thức sau:
Cột áp của quạt = Tĩnh áp + Động áp
Trong đó:
♦Tĩnh áp: Chính là dòng áp suất cần có để dòng khí lớn hơn sức cản của khối vật liệu và đường ống. Tĩnh áp trong buồng cũng tương tự tĩnh áp làm căng quá bóng hay căng bánh xe.
♦Động áp: Chính là đơn vị cho biết về áp suất khiến cho không khí di chuyển với vận tốc V nhất định.
Như vậy, nếu xác định được 2 đại lượng là tĩnh áp và động áp thì hoàn toàn có thể tính toán được cột áp của quạt.
Cách tính toán cột áp cho quạt là gì?
Hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của cột áp quạt, do đó hiện nay, các nhà sản xuất đều đính kèm bảng thông số kỹ thuật cho từng sản phẩm quạt (trong đó có cột áp). Điều này giúp khách hàng có thể nắm rõ cũng như sử dụng quạt được hiệu quả hơn.
Các thông số khác cần quan tâm khi mua quạt
Bên cạnh câu hỏi: Cột áp quạt là gì? Thì khi chọn mua quạt công nghiệp, nhiều người vẫn quan tâm đến những thông số, yếu tố quan trọng khác như: công suất, lưu lượng gió, tốc độ quay,… Đây đều là những đại lượng giúp người dùng hiểu hơn về quạt và lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng.
Công suất của quạt
Khi chọn mua quạt công nghiệp thì công suất là đại lượng cực kỳ quan trọng cần chú ý tới. Công suất là thông số của động cơ (motor quạt) để đo lường khả năng làm mát cũng như sự tiêu thụ điện năng.
Theo đó, khi công suất càng lớn thì càng tiêu thụ nhiều điện năng và ngược lại. Đơn vị đo của công suất quạt là W, ký hiệu là P.
Các thông số khác cần quan tâm khi mua quạt
Lưu lượng gió
Lưu lượng gió thể hiện thể tích khí đi qua mặt cắt dòng dẫn trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thường thì lưu lượng gió của quạt sẽ được đo tại 1 vị trí nhất định với đơn vị là m3/h.
Trên thực tế, nếu lưu lượng gió càng cao thì khả năng làm mát của quạt càng tốt. Người ta thường tính lưu lượng gió cần thiết để biết được số lượng quạt cần lắp đặt trong hệ thống.
Tốc độ quay
Tốc độ quay chính là yếu tố ảnh hưởng đến áp suất và lưu lượng quạt trong quá trình hoạt động. Tùy theo thiết kế cũng như cấu tạo của từng loại quạt mà chúng sẽ có tốc độ quay khác nhau. Thông thường tốc độ quay của quạt sẽ có đơn vị vòng/phút hoặc rpm.
Phân loại quạt công nghiệp theo cột áp
Hiện nay, quạt công nghiệp (phổ biến hơn là quạt ly tâm) dựa theo đại lượng cột áp được chia thành 3 loại chính là:
Quạt cao áp
Đây là các sản phẩm quạt công nghiệp được thiết kế có áp lực cao. Áp suất của chúng có thể đạt từ vài nghìn đến hàng chục nghìn Pa. Do đó, quạt cao áp đem tới khả năng hút và thổi rất mạnh, xa.
Quạt hút cao áp thường được sử dụng trong hút bụi, khí thải nồi hơi, hơi, hút hơi nóng, hút hơi hóa chất, cấp khí tươi cho các hầm lò, sấy tầng sôi,..
Quạt trung áp sở hữu áp suất từ khoảng vài trăm cho đến vài nghìn Pa.
Dòng quạt này có thể được thiết kế dạng truyền động trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy theo yêu cầu sử dụng cũng như môi trường lắp đặt. Đối với các môi trường nhiều hóa chất, dầu mỡ, chất ăn mòn thì có thể sử dụng quạt gián tiếp.
Quạt thường được ứng dụng để hút các loại bụi bẩn, khí thải như: hút bụi gỗ, bụi sơn, mạt sắt,.. hoặc dùng trong thông gió nhà xưởng, tầng hầm, trang trại,..
Quạt hút trung áp
Quạt thấp áp
Quạt thường có nhiều cánh được thiết kế cong về phía trước với góc nghiêng hợp lý. Từ đó, thiết bị này đảm bảo tạo ra lưu lượng gió cùng áp suất tương đối lớn. Ưu điểm của mẫu quạt hút thấp áp này là chúng có độ ồn thấp, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Quạt có thể lắp đặt truyền động trực tiếp hoặc gián tiếp.
Quạt thấp áp
Quạt được ứng dụng trong thông gió, cấp khí tươi cho các khu công nghiệp, tòa nhà cao tầng,…
Trên đây chính là chia sẻ của GTECOgiúp khách hàng hiểu được cột áp quạt là gì? Nếu bạn đang lo lắng vì mình không am hiểu sâu về kỹ thuật, chưa biết cách chọn các thông số phù hợp thì hãy liên hệ ngay với GTECO. Chúng tôi sẵn sàng dùng kinh nghiệm hơn 20 năm của mình để tư vấn, hỗ trợ, tính toán giúp quý khách mua được các sản phẩm quạt đảm bảo về lưu lượng, áp suất, công suất, tốc độ,…tối ưu và hợp lý nhất.